Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho cơ thể

Sắt nằm trong nhóm khoáng chất cần thiết phải cung cấp đủ cho cơ thể, nhất là phụ nữ. Cũng như nhiều chất khoáng khác, sắt cũng đóng một vai trò quan trọng bổ sung nguyên liệu cho việc tạo máu.

Ngoài ra, sắt còn là những cơ chất giúp máu chuyên chở, phân phối dưỡng khí tới khắp các bộ phận của cơ thể thông qua huyết sắc tố có gắn nguyên tử sắt +2 gắn kết với ôxy.
Mỗi khi sắt bị thiếu trong cơ thể dễ dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, xanh xao hay hồi hộp, tim có tiếng thổi, khó thở khi gắng sức, đề kháng kém, thai phụ dễ bị sinh non…thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, mất khả năng tập trung, đau đầu, rụng tóc…
Một người phụ nữ có khoảng 2,5gram sắt, với nam giới là 4gram. Dù chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng nguyên tố vi lượng này lại rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Mỗi ngày, cơ thể mất một lượng sắt nhất định qua các tế bào chết, bong da, phân và nước tiểu, phụ nữ hành kinh... Vì thế, chúng ta cần bù đắp đủ một lượng nhỏ sắt bị mất đi mỗi ngày.
Cần thường xuyên bổ sung sắt một cách hợp lý thông qua khẩu phần ăn.
Nhu cầu sắt hàng ngày (khuyến cáo của RDI – Mỹ): Từ 3 – 6 tháng tuổi cần 6.6 mg/ngày, 6 – 12 tháng tuổi cần 8.8mg/ngày, 1 – 10 tuổi: 10mg/ngày. Nam 10 – 18 tuổi cần 12mg/ngày. Nam giới trưởng thành 10mg/ngày. Nữ giới trưởng thành 15mg/ngày. Nữ giới sau mãn kinh 10mg/ngày. Phụ nữ có thai 45mg/ngày.
Để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt trong cơ thể cần chọn lựa các thực phẩm giàu sắt mà bổ sung hợp lý vào khẩu phần ăn thường ngày. Đó là các loại gồm thịt đỏ, cá, tiết bò, gan gia súc gia cầm các loại, lòng đỏ trứng gà, rau muống, mộc nhĩ, nấm hương, nghệ, đậu tương…Trong thịt, các nhà khoa học đã phát hiện ra có hai loại sắt mà cơ thể có thể hấp thu là heme và non-heme. Sắt heme có trong các sản phẩm động vật như thịt bò, thịt gà, cá… Sắt non-heme có trong các loại thực vật như đậu Hà Lan, đậu lăng và các loại gia vị…
Vitamic C có nhiều trong cam kích thích khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng tăng sự đồng hoá sắt từ các thức ăn khác.
Song khi thừa sắt cũng rất nguy hiểm, có thể gây các bệnh về tim và rối loạn hoạt động não.  Do vậy, việc sử dụng viên sắt để uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tùy tiện dùng. Để an toàn cần có những thực đơn hợp lý trong các bữa ăn, khẩu phần ăn của từng đối tượng vì như đã nêu trên thì nhu cầu ở mọi lứa tuổi không giống nhau. 

Giấm giúp phát hiện ung thư cổ tử cung

Quá trình nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu thuộc trường Y tế Johns Hopkins (Mỹ) từ những năm 1990 và với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2010. 

Quá trình này rất đơn giản: Các bác sỹ đã bôi giấm lên cổ tử cung của phụ nữ, điều này sẽ biến những đốm báo trước bệnh ung thư chuyển sang màu trắng. Sau đó, nhóm bác sỹ sẽ làm tê liệt những đốm trắng này với các thanh kim loại được làm lạnh bởi CO2 - đây là giải pháp thay thế khả thi hơn dùng ni tơ lỏng. Quá trình đạt hiệu quả đến 90%.
Thái Lan là một trong những quốc gia không giành nhiều quan tâm đến căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm này. Tuy nhiên, các bác sỹ và y tá đã bắt đầu chuyển từ phương pháp Pap mears sang liệu pháp chườm lạnh này mặc dù vẫn còn quá sớm để kết luận tỷ lệ ung thư có giảm hay không.
Vẫn còn nhiều hoài nghi của các bác sỹ lên liệu pháp chườm lạnh này. Tuy nhiên đây vẫn là tín hiệu lạc quan để phát hiện căn bệnh nguy hiểm này.
Hằng năm có hơn 250.000 phụ nữ chết vì căn bệnh này trên toàn thế giới, trong đó 85% là ở những nước nghèo hoặc cận nghèo. Những quốc gia này thường không có đủ khả năng để chi trả cho những phòng xét nghiệm Pap smear. Do vậy, những giải pháp ít tốn kém sẽ rất hiệu quả để phát hiện ung thư ở các khu vực này.

Những thực phẩm thay thế thuốc ngủ tốt hiệu quả

Thay vì sử dụng thuốc, sao bạn không thử một số loại thực phẩm sau:

Quả hạnh
Các loại quả hạt tươi, đặc biệt là quả hạnh, được xem như một loại “thực phẩm đầy quyền lực” giúp ngủ dễ hơn và sâu hơn. Lượng ma-giê có trong quả hạnh giúp ngăn ngừa các vấn đề xảy đến cho giấc ngủ và làm thư giãn các cơ. Ngoài ra, lượng protein trong loại quả này cũng làm ổn định lượng đường trong máu trong suốt quá trình ngủ. Tốt nhất nên ăn quả hạnh trước giờ ngủ 2-3 tiếng.
Ngũ cốc
Nghiên cứu gần đây đã chứng minh ngũ cốc ít đường có thể giúp giấc ngủ “ngon lành” hơn. Ngũ cốc ăn kèm với sữa chua cũng mang lại hiệu quả tương tự. Sự kết hợp cả hai có thể tăng hoạt động của serotonin trong não, một axit amin giúp ổn định tâm lý và tăng chất lượng giấc ngủ. Khi lượng serotonin trong cơ thể cao, cảm giác buồn ngủ sẽ tăng lên.
Trứng luộc
Nếu tỉnh giấc và thấy đói bụng, bạn nên ăn một thứ gì đó. Lựa chọn tốt nhất là trứng luộc. Lượng protein cao trong trứng giúp cải thiện giấc ngủ và duy trì sự cân đối cho cơ thể, mang lại sự bảo vệ tuyệt đối cho bạn. Tuy nhiên, nếu gặp vấn đề với cholesterol, bạn chỉ nên ăn lòng trắng trứng.
Mật ong
Thêm mật ong vào trà thưởng thức cùng món bánh mỳ yêu thích. Mật ong có thể mang lại sự khác biệt lớn, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bản chất “gây ngủ” của mật ong là một giải pháp hữu hiệu trị chứng mất ngủ.
Bỏng ngô không bơ hoặc không đường
Bỏng ngô chứa đủ lượng carbonhydrate giúp đảm bảo cung cấp đủ amino axit tryptophan cho não. Loại amino axit này được sử dụng để sản sinh ra serotonin, gây buồn ngủ. Bởi vậy, nên ăn bỏng ngô trước khi ngủ, và nhớ là bỏng ngô không đường và bơ.

Rượu nếp tốt có cho tim mạch không ?

Rượu nếp cái, có nơi gọi là cơm rượu được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu.

Rượu nếp cái là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Nguyên liệu được dùng là loại gạo nếp ngon, có thể dùng nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, tốt nhất là dùng gạo nếp lứt có hạt màu nâu vàng, chưa xát hết cám gạo.
 
Cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu.
Men rượu được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng, nắm thành từng nắm nhỏ và ủ cho đến khi nở phồng, chuyển hoá thành một dạng men. Tuỳ theo kinh nghiệm và bí quyết riêng của từng người sản xuất, nguyên liệu làm men rượu có thể khác nhau. Chính men này là thành phần quan trọng tác động đến hương vị và chất lượng của rượu.
Vì được làm từ gạo nếp nên rượu nếp hay cơm rượu là một món ăn ngon và bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Hiện nay, rượu nếp không chỉ thấy bán trong dịp Tết Đoan ngọ mà có những gánh rượu nếp bán rong quanh năm rất đắt khách, nhất là món cơm rượu nếp cẩm.

Nếp cẩm dùng làm cơm rượu cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, kể cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng và vitamin, nhất là vitamin B1. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá. Những người tiêu hoá kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ 50 - 60ml rất tốt.
Ngoài giá trị bổ dưỡng, y học cổ truyền cũng thường dùng cơm rượu nếp cẩm để dẫn thuốc vào tỳ vị và thần kinh. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, cơm rượu nếp cẩm còn có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột qụy và cao huyết áp.

Nghiên cứu còn cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu và có thể là liệu pháp thay thế thuốc hạ huyết áp đối với những bệnh nhân không dùng được loại thuốc này.

Cần có chế độ ăn cho người tăng huyết áp

Muốn ngăn ngừa bệnh hiệu quả, bạn nên nấu ăn cho mẹ chồng với nguyên tắc:

1. Giảm muối natri: Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, nghiên cứu dịch tễ học cho thấy ở các quần thể dân cư có tập quán ăn mặn thì tỷ lệ người bị tăng huyết áp cao hơn hẳn với các quần thể có tập quán ăn nhạt hơn. Vì vậy, mẹ chồng bạn chỉ nên ăn dưới 6g muối/ngày.

2. Giảm chất béo, dùng dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu tương… thay cho mỡ động vật.
 
3. Chế độ ăn giàu kali: Kali có nhiều trong rau, quả, khoai và đậu đỗ như: rau dền, dưa chuột, bắp cải, súp lơ, su hào, xà lách, đậu cô ve, giá đỗ, cải xoong, cà chua, cà rốt, cam, chanh, chuối, mận, mơ, dưa hấu.